Hoa Đào

Saturday, December 31, 2005

Sự trở lại sau 35 năm của Mai Anh Đào

Prunus cerasoides_ Mai Anh Đào (Thanks Canetone)

Hoàng Nguyễn

Trên cao nguyên Lâm Viên có một loài anh đào bản địa, thường gọi là mai anh đào vì có hoa năm cánh giống như hoa mai (Cerasus) nhưng màu hồng thắm và có hình dáng của cây đào (Prunus). Vì vậy, nó được các nhà khoa học đặt tên ghép là Prunus cerasoides. Cũng như các loài anh đào khác, mai anh đào mang nét đặc trưng của thực vật ôn đới: rụng lá vào cuối thu rồi “ngủ đông”. Từ dịp Noé cho đến Tết nguyên đán, hoa mai anh đào nở rộ...

Đầu thập niên 60, căn cứ vào đặc điểm sinh thái của mai anh đào và điều kiện tự nhiên ở Đà Lạt, các nhà nông học ở miền Nam nước ta đã liên hệ với Cơ quan di truyền - chọn giống Nhật Bản để được giới thiệu và cung cấp một loại anh đào phục vụ công tác nhập nội cây trồng cho Nam Tây Nguyên. Kết quả khảo nghiệm trên Cao nguyên Lâm Viên thật bất ngờ: một giống anh đào có xuất xứ từ miền Nam nước Nhật, tên khoa học Prunus sumonobeauty (khi trưởng thành sẽ cho hoa đẹp màu phớt hồng) đã phát triển tốt...

Anh đào Prunus sumonobeauty đã được gieo ươm ở vườn thực vật Cam Ly, Đà Lạt ngày 7-1-1963, trên luống đất bazan trên hỗn hợp hữu cơ, có ủ rơm rạ và được chăm sóc kỹ. Đến cuối tháng 10-1963, khi đạt tiêu chuẩn cao trung bình 1,2m, cây được đưa ra trồng quanh hồ Xuân Hương. Song cũng vào thời điểm này (đầu tháng 11-1963), một cuộc đảo chính của giới quân sự Sài Gòn đã nổ ra để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Trong cảnh hỗn loạn, không có người bảo vệ chăm sóc, những cây anh đào Prunus sumonobeauty đã bị tàn phá gần hết. Số còn lại bị các tướng tá đảo chính sai lính đưa về nhà mình. Vì cứ bị đào lên trồng xuống nhiều lần và trồng không đúng cách nên đến cuối năm đó, người dân Đà Lạt không còn thấy vết tích gì về loại anh đào Nhật Bản đầu tiên đến cao nguyên Lâm Viên đó nữa...

Hơn ba thập kỷ đã qua, gần đây một tổ chức hòa bình của nhân dân Nhật Bản sau khi thăm Đà Lạt trở về nước đã gởi tặng nhân dân thành phốõ những giống hoa anh đào đẹp nhất và có thể thích hợp với điều kiện tự nhiên trên cao nguyên Lâm Viên, đặc biệt trong đó có giống Prunus sumonobeauty. Các nhà khoa học Công ty Công viên và Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã xử lý hạt giống anh đào này để đúng ngày 7-1-1998, sau 35 năm, loài Prunus sumonobeauty lại được gieo ươm và tái sinh trên quê hương mai anh đào tươi đẹp...



Prunus cerasoides var. campanulata


 

Prunus cerasoides D.Don