Hoa Đào

Tuesday, February 22, 2005

Cây hoa Đào




Cây hoa đào tên khoa học Prunus persia (L) atsch. Họ phụ mận prunoideae. Họ hoa hồng. Cây ào chỉ trồng được ở nước ta từ Nghệ Tĩnh trở ra. Cây đào hoa trước đây chỉ có một làng Ở Hà Nội trồng, nay đã lan ra nhiều tỉnh ở phía Bắc. Là loài hoa đặc biệt của tết Nguyên đán. Nhiều người chuộng hoa đào chơi tết vì cho là đào có hoa màu đỏ sẽ đem lại sự may mắn trong năm. Các cụ xưa còn có thâm ý cắm đào trong nhà để cản các luồng gió độc, đuổi tà khí ra ngoài.

Truyền thuyết kể rằng : Hoàng đế một trong ba ông vua thời Tam hoàng ngũ đế bên Trung Quốc nằm mộng thấy đi chơi miền Đông Hải, dưới gốc cây đào lớn có hai vị thần là Thần thủ và uất luật thường đánh đuổi hổ báo, ma quỷ để cứu người. Khi tỉnh lại, nhà vua sai lấy gỗ đào tạc tượng 2 thần đặt ở trong nhà và lấy cành đào cắm trong nhà vừa trang trí vừa làm cho ma quỷ sợ. Rồi từ đó có tục chơi hoa đào. Sân nhà có trồng hoa đào
còn được coi là sân của nhà phú quý.

Các giống đào chơi hoa phổ biến là đào bích có màu hồng thâm, sai hoa. Đào phai hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa và đào bạch ít hoa hơn, giống hoa màu trắng tương đối khó trong. Các giống đào này đều cánh kép cho quả bé hoặc không cho quả. Ngoài ra còn giống đào thất thốn, cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dáng thế. Ba giống đào trên thường cắt cả cành để cắm độc bình, cũng có thể để lưu cữu tại vườn hoa.

Đào ưa đất thịt nặng, đất sét thoát nước, phân bón vừa phải và nhiều ánh sáng. Trong vườn đào phía nào thiếu ánh sáng, tán cây sẽ khuyết về phía đó cây đào là cây rụng lá hàng năm vào mùa Đông. Do nhiệt độ thấp, ánh sáng ngày ngắn của cuối năm, sinh lý của lá rối loạn tạo thành ly tầng ở chân lá và lá đỏ ra rồi rụng. Mùa xuân lại nảy lộc mới, kết hợp cho hoa, vì vậy người ta phải tác động nhiều khâu kỹ thuật để cành đào đẹp và nở đúng vào tết. Trồng cây đào giống vào tháng 1 - 2 âm lịch, mật Độ 1m x 1m hoặc gốc của cây cũ cắt đì đã nảy nhiều mầm, tỉa bỏ hết các mầm chỉ giữ lại một mầm to khỏe nhất. Chồi mầm cao 30 - 35cm thì buộc vào cọc cứng ở cạnh gốc càng giữ cho cây thẳng. Khi cây cho 70 - 80cm thì bấm ngọn, kết hợp với bón phân lót 5 - 7kg thật tốt một gốc và tưới phân loãng thúc cho các cành khỏe lớn mau. Tỉa hầu hết mầm gần ngọn và phía dưới giữ lại 3 cành khỏe về 3 phía đều nhau, sau đó cứ 7 - 10 ngày cành dài 10 - 15cm lại bấm ngọn, cành nào lệch thì dùng dây đồng nhỏ buộc, chĩa đủ bốn phía cho tán cây thật tròn. Khoảng rằm tháng 8 ta thì lựa ngày trời nắng, dùng dào sắc tiện 1 vòng hết lớp vỏ, chạm vào thân gỗ ở dưới nơi phân cành 1 - 2cm, để 2 - 3 ngày sau cây hơi héo, rũ lá là được. Nếu không phải tiện lại, cách làm này gọi là thiến đào. Sau đó cây đào phát triển chậm, không bấm ngọn nữa mà chỉ sửa cho tán thật tròn. Nếu thiếu phạm vào thân gỗ sâu, cây bị vàng lâu thì phải chăm sóc thêm cho cây mau hồi phục. Tới 5 - 10/11 âm lịch thì tuốt lá tức là hái hết phiến lá còn để lại cuống.

Cuống lá còn lại đâu chỉ một mảnh nhỏ của phần lá vẫn không tự vàng rụng được. Nếu tuốt làm mất phần chân lá dính vào cành, dễ làm mất mầm hoa, sau đó buột ràng tán cây lại cho gọn gọi là "Go". Sau Go dưới gốc đào có thể trồng xen các cây hoa thấp hay rau ăn, nhưng do phái chăm sóc các cây phụ, khó điều khiển hoa nở đúng tết nên thường để đất không. Giữa tháng chạp nụ hoa có điềm đỏ của cánh hé ra là vừa, nếu trời nồm ấm, hoa có thể nở sớm, hãm bằng cách tưới thật đẫm và bón thúc đậm phân cho cây trẻ lại hoặc để đất thật khô để hãm cây. Nếu trời quá rét, hoa có thê nở chậm, người ta cũng tưới ít và tưới nước giải loãng để thúc.

Có thiến, chất dinh dưỡng mới tập trung vào thân cành, hoa sẽ to và nhiều. Có tuốt lá hoa mới nở đều. Nếu không thiến và tuốt lá, hoa đào sẽ nở theo tự nhiên và rải rác, hoa nhỏ, vào tháng giêng hoặc tháng hai âm lịch, khi có gió Đông Nam.

Cây đào giống phải trồng cây con từ hạt đào quả hàng năm, người ta phải mua hạt đào còn tươi ủ trong cát ẩm từ tháng 5 - 6 âm lịch. Tháng 9 – 10 đem gieo, lấp mỏng, vỏ hạt đào thuộc loại thạch tế bào, rất cứng, rất khó cho việt nảy mầm. Chăm sóc tốt tháng 1 - 2 sẽ có cây con gọi là "Đào mạ". Hoặc phải đi lên Mẫu Sơn, Sa pa để nhổ cây đào mạ. Đem đào mạ về trồng với mật độ 20 x 25cm chăm sóc không cần chu đáo lắm, chỉ cần làm cô cho thoáng, tỉa hết các nhánh mọc dưới gốc ở khoảng cách 25 - 30cm trở lại để sau dễ ghép. Vào chung quanh tiết Đông chí (22/12 người ta ghép đào, ghép mắt hay ghép nêm đều tốt' Làng trồng đào chuyên canh cho rằng ghép nêm theo cánh gọt gốc, cây gốc ghép vát móng heo rồi tiện và gọt đoạn cành ghép cho vừa rồi lắp khít, như thế vừa tốn mắt vừa lâu công. Ghép mắt vừa đỡ tốn công, tốn mắt, có thể thực hiện cả vào tháng 6 - 7 khi cây đào đang sung sức chọn đoạn thân ghép hay mắt ghép ở các cành đào hoa đang tơ, một năm tuổi là tốt nhất.

Khi thu hoạch hoa đem bán phải dùng cưa, nếu chặt sẽ làm lay gỗ đứt rễ không tốt. Đem đi xa nên tẩm bông ướt cho vào túi ni lồng trọng vào gốc rồi buộc chặt. Không nên đốt gốc hoa sẽ nhỏ và mau tàn vì cáy không hút được nước từ bình cắm mà chỉ tiêu thụ chất dự trữ tại thân mà thôi.

Cây đào thường bị bệnh chẩy gôm màu vàng hổ phách mềm và dính giống nhựa xoan (sầu đông). Nguyên nhân là do hái lá tỉa cành vào ngày mưa, nấm bệnh thâm nhập vào thân gây nên. Khi phát hiện cần cạo sạch lớp vỏ đã mốc thiêm hoa ở ngoài rồi bôi thuốc tím đặc bào. Bệnh phồng lá gầy dộp lá làm khô lá đần rồi rụng, dùng thuốc Xi-men, Zinép hay Xuynlphát (đông 0,1 - O,2% mà phun.

Đáng sợ nhất là nhện đỏ Panonychus, Hémitarsonenus. Con nhện màu đo li ti phải nhìn bằng kính lúp mới thấy làm cho lá cong queo, đỏ ra và rụng, phai dùng đến Kentan 0,1- 0,2% là thuốc đặc trị để trừ.

Theo Cây cảnh Việt Nam